Những mẹo trị cảm cúm từ thảo dược

Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra nên thường tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, những triệu chứng mà cảm cúm gây ra thường mang lại sự khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Do đó những biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà không cần dùng thuốc sẽ giúp các bạn trong các trường hợp dị ứng thông thường.

1. Tỏi

Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm hiệu quả

Tỏi có thể là một gia vị không mấy dễ chịu đối với một số người nhưng lại là vị thuốc phòng chống và trị cúm hiệu của theo kinh nghiệm dân gian. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng. Cách dễ nhất để dùng tỏi là bạn dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần; hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

2. Chanh mật ong trị ho

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông Dược (Phương tễ), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam : Chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khàn tiếng.

Chanh mật ong là bài thuốc trị ho lâu đời

 

Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm. Mặt khác, các hoạt chất Albumin và Panthotenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng.

Bài thuốc kết hợp giữa chanh và mật ong vẫn giúp giảm triệu chứng ho khan, ho dị ứng trong các trường hợp cảm cúm. Bạn có thể ngâm thêm với một chút gừng hoặc pha chanh mật ong vào nước ấm để uống.

3. Tía tô

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm.

Tía tô có công dụng giải cảm, sốt

 

Một số bài thuốc chữa cảm cúm từ tía tô*:

- Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy: dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.

- Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.

- Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ tươi, gừng tươi: 3 lát. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm một chén nước nóng.

- Cảm sốt khi mang thai: đang có mang thai mà cảm sốt, không nền dùng kháng sinh, tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén sắc còn 1 chén để nguội uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều.

(*) Theo bài viết của bác sĩ Hoàng Xuân Đại - Báo Sức khỏe & Đời sống

Mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999.

Xem thêm:

>>> Phương pháp xông trong điều trị cảm cúm

>>> Điểm mặt các sai lầm trong điều trị cảm cúm

Ảnh banner Những mẹo trị cảm cúm từ thảo dược
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)