Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết theo Đông Y

Sốt xuất huyết thường được cho là tình trạng bệnh nặng và cần điều trị theo Tây Y. Trên thực tế, Đông Y có thể giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể nghỉ ngơi vàtheo dõi tại nhà.

Theo quan điểm của Y học hiện đại là tình trạng sốt và phát ban do virus gây ra. Hiện chưa có vacxin và cũng chưa có thuốc đặc trị.

Theo quan niệm của Đông Y, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh theo mùa, được chia thành 3 thời kì:

Thời kì đầu: sẽ có triệu chứng vừa sợ nóng vừa sợ lạnh, biếng ăn, ăn vào thường bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy; trẻ biếng bú, sốt hâm hấp và tay chân thường lạnh.

Thời kì thứ hai: Thường có triệu chứng sốt cao (có trạng thái bị mất nước, thần kinh nhiễm độc); nôn ra máu, chảy máu cam…

Thời kì thứ ba: sốt bắt đầu giảm (thường là giảm đột ngột), mạch vẫn còn nhảy nhanh nhưng yếu nhỏ, người mệt, lưỡi vẫn còn đỏ, còn khát, tình trạng nôn ói giảm.

Nguyên tắc điều trị trong các trường hợp sốt xuất huyết là sử dụng các thảo dược có công dụng hạ sốt, các kháng sinh thực vật, thảo dược có tác dụng kích thích sản sinh tiểu cầu…

1. Nhóm thảo dược hạ sốt:

Cát căn, nhọ nồi, diếp cá, sài đất… là các thảo dược có tính mát, có công dụng thanh thử, giải nhiệt, được dùng trong các trường hợp bị sốt, nhiệt nóng trong người.

Với trường hợp sốt xuất huyết, thời kì đầu có thể dùng biện pháp hạ sốt từ thảo dược. Trường hợp sốt cao không hạ, cần dùng kết hợp với paracetamol để hạ sốt. Lưu ý không dùng aspirin hoặc ibuprofen hạ sốt vì làm tình trạng xuất huyết nặng hơn.

Cát căn (sắn dây) là loại thảo dược có công dụng hạ sốt, dùng an toàn cho các trường hợp sốt do sốt xuất huyết

2. Nhóm kháng sinh thực vật

Kháng sinh thực vật thành phần trong một số thảo dược có tác dụng tương tự kháng sinh, kháng khuẩn, diệt khuẩn, kháng virus.

Trong điều trị sốt xuất huyết, các thầy thuốc thường khuyên sử dụng lá neem (sầu đâu) có nguồn gốc Ấn Độ có tác dụng ức chế sự sao chép của virus gây sốt xuất huyết; Bạch chỉ có tác dụng kháng virus cũng là một thảo dược được sử dụng.

Lá sầu đâu là một loại thảo dược có tác dụng trong bệnh sốt xuất huyết

3. Một số nhóm khác

Lá đu đủ là một thảo dược hay được nhắc đến trong điều trị sốt xuất huyết do có tác dụng kích thích sản sinh tiểu cầu (trong sốt xuất huyết đều bị giảm tiểu cầu do virus ức chế sản sinh và tiêu diệt tiểu cầu ).

Một số thảo dược có thành phần vitamin và khoáng chất cao như rau bina có thể dùng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bệnh nhân, giúp mau chóng phục hồi.

Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến cách điều trị sốt xuất huyết từ thảo dược, xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999

Xem thêm:

>>> Bạch Địa Căn có dùng được cho trường hợp sốt do sốt xuất huyết không?

>>> Sốt xuất huyết có điều trị tại nhà được không?

>>> Điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược thiên nhiên

Ảnh banner Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết theo Đông Y
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)