Bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica, họ Hoa tán (Apiaceae). Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát’ triển rất tốt. Các tỉnh có trồng nhiều bạch chỉ là Hà Nội (Văn Điển); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Lào Cai (Sa Pa) . . . Từ lâu, Bạch chỉ đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa cảm mạo, chống viêm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về công dụng của cây Bạch chỉ.
Bộ phận dùng của Bạch chỉ là rễ. Vị thuốc bạch chỉ có mùi thơm, vị cay, hơi nóng; thành phần hóa học bao gồm tinh dầu, dẫn chất của coumarin, trong đó nổi bật nhất là byak - angelicin. Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố cả trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy Bạch chỉ được xếp vào nhóm thảo dược có tác dụng kháng khuẩn mạnh, trên cả các trực khuẩn gây bệnh lỵ, và các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp cũng như ngoài da khác.
Trong Y học cổ truyền, từ lâu, Bạch chỉ đã là thành phần trong các bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới…
Bạch chỉ có công dụng chống viêm, trị cảm lạnh, cảm cúm
Một số bài thuốc có thành phần Bạch chỉ như sau:
Dùng trong các trường hợp cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
Dùng trong các trường hợp viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần.
Dùng trong các trường hợp mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến tình trạng cảm cúm, xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để gặp Dược sỹ.