Bệnh Cúm là gì? Bệnh Cúm do virus Cúm gây ra và là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp gây dịch, có thể thành đại dịch. Bệnh có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Virus Cúm có nhiều nhóm khác nhau như virus Cúm A, B và C. Biểu hiện của bệnh Cúm gồm:
Sốt cao 38 - 39 độ C, trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn
Mệt mỏi toàn thân, có thể kéo dài 2-3 tuần liên tục
Đâu đầu, đau mỏi người
Có thể kèm theo ho, đau họng, chảy nước mũi ở mức độ nhẹ
Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào?
Bệnh Cúm rất dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị Cúm qua các giọt tiết nhỏ khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Thời điểm có thể gây lân lan là từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cho đến 7 ngày sau đó.
Các chất tiết rây vào tay, sau đó đưa vào mũi, miệng, mắt cũng có thể gây nhiễm Cúm.
Bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng gì?
Viêm phổi dẫn tới suy hô hấp nặng và có thể tử vong. Thậm chí dẫn đến tử vong rất cao với các chủng Cúm gia cầm H5N1, H7N9.
Bệnh Cúm có thể làm nặng thêm các bệnh đã mắc từ trước hoặc bùng phát những bệnh mắc tiềm tàng.
Nhóm người có nguy cơ mắc Cúm cao hoặc có biến chứng nặng nề khi mắc Cúm?
Người già 60 tuổi
Trẻ em
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Mắc các bệnh mạn tính, bệnh đường hô hấp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận; suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (HIV, Ung thư, sử dụng corticoid kéo dài…)
Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc Cúm?
Khi có thai, sức khỏe của người phụ nữ thường giảm sút, tình trạng miễn dịch suy giảm vì thế rất dễ bị lây nhiễm bệnh và dễ bị chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là Cúm. Khi mắc Cúm, phụ nữ mang thai cũng thường bị bệnh nặng hơn, nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với phụ nữ không mang thai
Bệnh Cúm có nguy hiểm với thai nhi không?
Có . Nếu người mẹ bị Cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh như sứt mũi, hở hàm ếch, tim bệnh sinh, não tụ huyết,…
Thai phụ bị Cúm, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non…
Phòng ngừa Cúm bằng cách nào?
Hạn chế tiếp xúc với người bị Cúm hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp (mũi, miệng) là nơi “cửa ngõ” xâm nhập của virus Cúm.
Tiêm Vaccin Cúm. Tuy nhiên phải tiêm nhắc lại hàng năm
Lưu ý : khi tiêm vaccine Cúm vẫn có thể nhiễm Cúm gây ra bởi các chủng Cúm mới không có trong vaccine!
Nguồn tham khảo:
Tạp chí Bầu
CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì
Mọi thông tin cần tư vấn về Bệnh cúm, xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.