Những sai lầm trong điều trị cảm cúm

Cảm cúm hay cảm lạnh không chỉ đơn giản là những bệnh lý hô hấp bình thường. Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi,… Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chủ quan chưa biết cách phòng ngừa và chữa trị căn bệnh rất phổ biến này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm mặt những sai lầm phổ biến trong điều trị bệnh cúm.

1. Cho rằng bệnh cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì

SAI: Bệnh cúm là bệnh lý do virus gây ra. Các bệnh lý do virus thông thường hết chu kì sinh trưởng và phát triển của virus thì triệu chứng bệnh sẽ hết. Tuy nhiên, khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch yếu đi, và đó sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn khác cùng xâm nhập vào gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do vậy, khi bị cúm, vẫn cần phải điều trị tích cực các triệu chứng và quan trọng hơn là nâng cao thể trạng để các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Nhiều người nghĩ rằng cảm cúm có thể tự khỏi và từ chối điều trị

 

2. Uống thuốc cảm cúm vô tội vạ

Một sai lầm rất phổ biến của chúng ta khi bị cúm là uống thuốc cảm vô tội vạ

Có rất nhiều người hễ cứ thấy có triệu chứng như sốt, khản tiếng, ngạt mũi, người mỏi nhừ là lập tức lấy thuốc cảm cúm ra uống. Rồi không thuyên giảm, lại mua thêm kháng sinh. giảm đau, hạt sốt,… uống kèm. Tuy nhiên điều này là một cách làm hết sức sai lầm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc cảm cúm với các tên biệt dược kháng nhau nhưng thành phần lại giống nhau. Vì vậy người bệnh không nên tự uống thuốc hay tăng liều vì rất dễ xảy ra tình trạng uống hai loại nhưng cùng thành phần, cùng tác dụng, vô tình lại trở thành tăng liều. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Việc dùng quá nhiều thuốc cảm cúm mà không để ý đến thành phần sẽ vô tình làm tăng liều thuốc trong ngày 

Đối tượng dễ mắc cúm nhất là người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Các yếu tố như ngủ ít, làm việc quá sức, cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập cơ thể.  Virus cúm phát triển trong cơ thể có khả năng biến đổi và trở nên nguy hiểm trong khi hệ miễn dịch của con người không phải lúc nào cũng có thể kháng cự. Vì vậy người khỏe mạnh nên tiêm phòng cúm hàng năm sẽ cung cấp sự bảo vệ nhất định của cơ thể với những mầm bệnh bất ngờ.

3. Dùng kháng sinh

Cúm là bệnh lý do virus gây ra. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, không diệt được virus. Do đó việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không những không có hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. 

Kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, không có tác dụng với virus

Một nguyên tắc tối quan trong trong điều trị cúm đó là không được sử dụng kháng sinh trừ khi có bội nhiễm. 

4. Xông hơi càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc

Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.

Dùng lá xông là biện pháp phổ biến trong điều trị cảm cúm

Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Mọi thông tin tư vấn về bệnh lý Cảm cúm, xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999.

Xem thêm:

>>> Những mẹo chữa cảm cúm từ thảo dược

>>> Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị cảm cúm

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)